Lịch Sử Bơi Ếch, Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển

Lịch sử bơi ếch, một trong những kiểu bơi có lịch sử hình thành từ lâu đời nhất. Tuy nhiên, trong suốt một thời kỳ dài nó không được xem là một môn thể thao. Đối với loài người thời xa xưa, bơi ếch được xem như kiểu bơi đơn giản nhất để phòng chống đuối nước.

Trong lịch sử bơi ếch đã trở nên phổ biến từ thời kỳ đồ đá

Những mô tả đầu tiên về bơi ếch được tìm thấy trên những bức vẽ trong hang động ở tây nam Ai Cập:

Lịch sử bơi ếch
Các bức vẽ mô phỏng người đang bơi ếch trên vách hang động

“Hang Của Những Người Bơi Lội” được khám phá năm 1933 trên cao nguyên Gilf-el-Kebir. Trong đó có rất nhiều hình vẽ về những người đang bơi ếch. Bằng chứng đáng tin về việc chúng được thực hiện cách đây khoảng 10.000 đến 5.500 năm. Lúc đó châu Phi vẫn đang trong thời kỳ ẩm ướt với thảm thực vật tươi tốt. Các bức tranh tương tự cũng có thể tìm thấy trong phù điêu ở Babylon và tranh tường Assyria. Các nhà khoa học đặt nghi vấn rằng con người thời đồ đá đã bắt chước động tác chân của loài ếch khi bơi.

Xem thêm:  Lịch sử bơi bướm, xưa và nay.

Cuốn “Nghệ Thuật Bơi Lội” được phát hành năm 1696

Năm 1538, nhà ngôn ngữ học người Đức Nicolas Wynman đã viết một nghiên cứu chi tiết về bơi lội. Cuốn sách Colymbetes của ông không tập trung vào bơi thể thao hoặc thi đấu, mà thay vào đó là những điều cơ bản để phòng chống đuối nước.

Cuốn sách Nghệ Thuật Bơi Lội của Thevenot

Hơn 150 năm sau, năm 1696 nhà tự nhiên học và nhà văn người Pháp Melchisédech Thévenot đã xuất bản một cuốn sách có tên “Nghệ Thuật Bơi Lội”. Lần đầu tiên ông mô tả bơi ếch rất giống với kỹ thuật ngày nay. Do đó, ông có thể được coi là một trong những người tiên phong của nền bơi lội hiện đại.

Vượt kênh đào Anh trong 21 giờ 45 phút

Vào khoảng năm 1800, những cuộc thi bơi đầu tiên ở châu Âu đã dần trở nên phổ biến. Hầu hết các vận động viên thời đó đều sử dụng kỹ thuật bơi ếch. Nhưng cũng có một số thử bơi kiểu chèo tay trong trườn sấp.

Năm 1875, thuyền trưởng Matthew Webb trở thành người đầu tiên bơi vượt qua kênh đào Anh. Trong trải nghiệm táo bạo đó, anh đã bơi ếch 21 giờ 45 phút cho quãng đường 34,21 km.

Thuyền trưởng Matthew Webb trở thành người hùng đầu tiên bơi vượt eo biển Anh

Tại Thế vận hội Mùa hè 1904 ở St. Louis, bơi ếch là kiểu bơi đầu tiên được chấp thuận. Ngoài ra, bơi ngửa và bơi tự do cũng được chấp thuận là những kiểu bơi khác trong thi đấu.

Chuyển động đưa tay về trước trong bơi ếch làm giảm tốc độ

Bắt đầu từ 1928, David Armbruster đã tiến hành một nghiên cứu tại Đại học Iowa. Ông quay động tác dưới nước của những người bơi ếch để phân tích chuyển động. Armbruster nhanh chóng nhận ra việc đưa cánh tay về phía trước ở dưới nước làm giảm đáng kể tốc độ của mỗi nhịp bơi. Năm 1934, ông đã phát triển một kỹ thuật mà trong đó, người bơi sẽ thu 2 cánh tay về trước bên trên mặt nước. Kiểu bơi này tuy khó tập nhưng lại giúp tăng tốc độ đáng kể.

Aavid Armbruster những năm 1940. Ảnh: Frederick W. Kent Collection of Photographs

Một năm sau, Jack Sieg cũng tại Đại học Iowa lại phát triển một kiểu bơi mới: người bơi nằm nghiêng trong nước và đá chân với 2 chân khép sát tương tự cú vẫy đuôi của cá. Không lâu sau Jack Sieg điều chỉnh kỹ thuật của mình, anh xoay người ra phía trước và giữ nguyên động tác đá 2 chân khép sát nhau. Và cú đá chân dolphin-kick ra đời.

Sau đó, Armbruster và Jack Sieg kết hợp kỹ thuật tay, chân tạo thành kiểu bơi gọi tên là “bơi bướm”. Mặc dù kiểu bơi này đã thiết lập những kỷ lục mới, nhưng việc khép sát 2 chân lại là phạm quy trong bơi ếch. Còn nếu kết hợp động tác tay bướm với chân ếch truyền thống thì vẫn được cho phép.

Tại Thế vận hội Mùa hè năm 1936 ở Berlin, một số vận động viên đã sử dụng kiểu bơi này. Và đến 1938 thì hầu hết mọi vận động viên đều áp dụng. Cho đến 1952, kiểu bơi lai chân ếch tay bướm được công nhận chính thức là kiểu bơi riêng, có các quy định riêng.

Động tác trồi lên khỏi mặt nước làm tăng sức cản

Sáu ứng cử viên đã bị loại vì phạm quy tại Olympic 1956 ở Sydney. Họ bơi hầu hết quãng đường lặn hoàn toàn dưới mặt nước. Việc trồi lên mặt nước khiến tăng sức cản rất nhiều, nên những vận động viên này đã có được lợi thế lớn. Vận động viên Nhật Bản Masari Furukawa đã tránh được phạm quy nhờ việc trồi lên 5m trong mỗi lượt của 3 vòng đầu, và chỉ lặn dưới nước một nửa vòng cuối. Và anh đã đoạt huy chương vàng.

Sau khi một số vận động viên bắt chước kiểu bơi lặn và bị bất tỉnh vì thiếu ô-xy, FINA đã phản ứng và bổ sung luật lệ. Từ đó mọi vận động viên buộc phải trồi lên khỏi mặt nước sau khi xuất phát và sau mỗi lần quay vòng.

Từ những năm 1960 đến nay, luật bơi ếch của FINA có nhiều thay đổi

Vào những năm 60, FINA có thêm những thay đổi: động tác tay chỉ được phép thực hiện trong khoảng từ hông trở lên trừ nhịp bơi đầu tiên sau xuất phát hoặc quay vòng. Đến 1987, đầu phải trồi lên trên mặt nước liên tục trong mỗi nhịp bơi. Sau này thêm các bộ phận khác cũng phải nhô lên. Điều này dẫn đến hình thành kiểu bơi ếch mà người bơi thu 2 cánh tay lại gần cơ thể, rồi đưa tay lên phía dưới cằm và phi mạnh cánh tay trên mặt nước tới khi duỗi thẳng hết cỡ.

Một tranh cãi nổ ra ở Olympic Athens sau khi Kosuke Kitajima của Nhật Bản đã đánh bại kỷ lục gia sau này là Brendan Hansen ở nội dung 100m ếch. Video ghi hình cho thấy Kitajima đã thực hiện cú đá chân bướm vài lần sau khi xuất phát và quay vòng. Tuy nhiên trong cuộc đua, trọng tài không phát hiện ra nên kết quả đã không được điều chỉnh.

Tuy nhiên, vào tháng 9 năm 2005, FINA lại thay đổi, cho phép một lần dolphin kick sau khi bắt đầu xuất phát hoặc quay vòng.

Bơi ếch là kiểu bơi khó và chậm nhất

Trong bốn kiểu bơi thi đấu gồm bơi bướm, ngửa, ếch, sải, bơi ếch có tốc độ chậm nhất. Lý do bởi vì sự dao động, thay đổi về tốc độ giữa các pha là rất lớn. Mặc dù trong bơi ếch, pha kéo nước và đạp chân tạo ra lực đẩy mạnh mẽ, nhưng pha nghỉ của chân khiến cho lực đẩy tổng thể gần như triệt tiêu toàn bộ. Bạn có thể hình dung trong bơi ếch, sẽ có một chu kỳ phát lực đẩy mạnh sau đó nghỉ toàn bộ, rồi lại bắt đầu lại chứ không liên tục như trong 3 kiểu kia.

Pha nghỉ của chân, toàn bộ lực đẩy gần như triệt tiêu hoàn toàn

Mặc dù là lựa chọn để bắt đầu đối với rất nhiều người bơi phổ thông, nhưng thực ra bơi ếch là kiểu khó nhất về mặt kỹ thuật  nếu muốn rèn luyện lên đỉnh cao. Điều đó nằm ở tính chính xác về thời điểm khi phối hợp động tác các bộ phận với nhau. Kỹ thuật của bơi ếch cũng hoàn toàn khác biệt với 3 kiểu còn lại vốn có rất nhiều tương đồng.

Những vận động viên bơi ếch vĩ đại nhất trong lịch sử như Rebeca Soni, Kosuke Kitajima, Mike Barrowman, Victor Davis và hiện tại là Adam Peaty của đội tuyển Anh. Peaty chuyên bơi ếch cự ly ngắn (50-100m), đặc trưng bằng cách bơi đầy uy lực với tần số cao, độ nhô đầu và thân trước lên rất cao để gia tốc. Các bạn có thể tham khảo thêm phân tích về sự khủng khiếp của kỷ lục do Peaty nắm giữ. Tương tự bên nữ hiện có Lyly King của đội tuyển Mỹ.

Các bạn có cảm nhận gì về kiểu bơi rất phổ biến này? Liệu bơi ếch có phải kiểu bơi bạn sử dụng nhiều nhất không, hãy để lại ý kiến ở phần bình luận nhé!

Sưu tầm: schwimmschule-steiner

0765.655.655
0765.655.655