Lịch Sử Bơi Bướm, Xưa Và Nay

Lịch sử bơi bướm, kiểu bơi thường được coi là thử thách lớn nhất trong cả bốn kiểu. Nó đòi hỏi sức bền, kỹ năng và sự phối hợp động tác thành thục. Trái với suy nghĩ của nhiều người, vận tốc đỉnh điểm trong bơi bướm thực ra nhanh hơn vận tốc đỉnh điểm trong bơi sải. Động tác kéo nước hai tay cùng một lúc kết hợp với cú đá chân vẫy xuống tạo ra lực đẩy rất lớn, sản sinh tốc độ nhanh hơn so với động tác quạt tay luân phiên từng bên của bơi sải (tất nhiên, vận tốc tổng thể thì bơi sải vẫn là nhanh nhất, tức là nhanh hơn bơi bướm).

Một số vận động viên bơi thường nói đùa rằng: nếu tan nát trái tim là nỗi đau tồi tệ nhất mà bạn từng trải qua, thì chắc chắn là bạn chưa bao giờ bơi 200m bướm mà thôi.

Trải dài hơn hai thập kỷ, câu chuyện về cách mà bơi bướm xuất hiện liên quan đến ba điều mà thoạt nghe qua có vẻ chẳng liên quan: một con cá, dự án nghiên cứu bom nguyên tử Manhattan và bệnh viêm khớp.

Lịch sử bơi bướm thời kỳ đầu tiên

Bơi bướm được phát triển từ nỗ lực cải thiện tốc độ cho kiểu bơi ếch. Không có cá nhân cụ thể nào được ghi nhận về việc xây dựng nên kĩ thuật này. Mà nó được cho là do nhiều người, đều cố gắng sử dụng cách thức thu tay bên trên mặt nước khi bơi ếch. Bơi bướm chính thức được International Swimming Hall of Fame công nhận là được tạo ra đầu tiên bởi một người Úc là Sydney Cavill.

Xem thêm: Lịch sử bơi ếch, quá trình hình thành và phát triển.

Bơi bướm sau này

Vào cuối năm 1933, Henry Myers đã áp dụng một phiên bản của bơi ếch-bướm tại Brooklyn Central YMCA. David Armbruster, huấn luyện viên bơi của tại Đại học Iowa, đã đưa ra phương pháp đưa cánh tay về phía trước trên mặt nước khi bơi ếch vào năm 1934. Năm 1935, một vận động viên bơi của Đại học Iowa (sinh viên của Armbruster) Jack Sieg, đã phát triển một kỹ thuật đá chân là phiên bản có trước  của kiểu đá dolphin kick ngày nay. Armbruster và Sieg đã cùng nhau phát hiện ra sự kết hợp của cú đá chân và động tác quạt tay giúp bơi nhanh hơn, tư thế streamline tối ưu hơn. Vậy là lịch sử bơi bướm bắt đầu.

Lịch sử bơi bướm

Theo một tài liệu khác, nhà vật lý Volney C. Wilson được ghi nhận là người đầu tiên phát triển kỹ thuật đá chân bướm. Trong cuốn sách Chế Tạo Bom Nguyên Tử của Richard Rhodes, Wilson, người từng tham gia Dự án Manhattan, được mô tả là đang thử nghiệm sát sao cách bơi của cá. Bắt chước chuyển động uống thân của cá, ông đã kết hợp kiểu đá chân mới cùng với động tác tay của bơi kiểu bơi ếch vào vòng sơ tuyển Olympic 1938. Tuy nhiên, ông đã bị loại vì sự kết hợp giữa này là không hợp lệ với quy định của FINA (Liên Đoàn Bơi Lội Quốc Tế).

Năm 1952, FINA quyết định tách bơi ếch và bơi bướm thành hai kiểu riêng biệt. Nội dung thi đấu bơi bướm chính thức lần đầu tiên được tổ chức tại Olympic 1956 ở Melbourne.

Bơi bướm hiện đại

Dù không phải người đầu tiên sử dụng kiểu bơi lai ếch-bướm, Jiro Nagasawa của Nhật Bản là người được ghi nhận phát minh ra bơi bướm hiện đại. Câu chuyện của Nagasawa quả là độc nhất vô nhị. Tại Thế vận hội Helsinki 1952, ông chỉ về thứ 6 ở nội dung 200m ếch do bị viêm khớp ở cả hai đầu gối. Vì vấn đề đó, ông đã đổi cú đạp chân ếch thành cú vẫy chân dolphin kick có uy lực lớn hơn rất nhiều. Đến 1956, Nagasawa đã lập 5 kỷ lục thế giới ở nội dung 200m và 220 yard bơi bướm. Ông cũng được ghi nhận là người truyền dạy bơi này đến Nhật Bản và Châu Á.

Jiro Nagasawa được ghi nhận là người phát minh ra bơi bướm hiện đại. Ảnh: wikipedia

Lịch sử bơi bướm trong cuộc thi bơi hỗn hợp 

Trước khi bơi bướm chính thức được FINA công nhận, các nội dung thi đấu hỗn hợp đơn (Individual Medley – IM) chỉ có 3 kiểu bơi và cự ly là 3 hoặc 6 lần độ chiều dài bể. Vào thời đó, nội dung này được gọi là “bơi ba kiểu hỗn hợp”. Vào những năm 1950, kỹ thuật đá chân bướm đã được thêm, do đó các nội dung được thay đổi thành 200 và 400 hỗn hợp đơn như ngày nay. 

Ban đầu lúc FINA mới thêm kiểu bơi bướm, cự ly cho nam giới là 200m còn nữ giới là 100m. Ngày nay, cả nam và nữ đều có những nội dung  50, 100 và 200m tại các giải đấu trên toàn thế giới.

Sarah Sjostrom là nữ VĐV bơi đang nắm giữ KLTG cự ly 50 và 100m bướm

Bạn đã thử sức với kiểu bơi bướm đầy hấp dẫn và uy lực này chưa? Cảm nghĩ và so sánh với các kiểu bơi khác như thế nào? Lịch sử bơi bướm cũng thật thú vị, và chúng ta sẽ tiếp tụ tìm hiểu thêm các kiểu bơi còn lại. Mời các bạn tham gia thảo luận tại Yêu Bơi Lội Club, cộng đồng bơi lội lớn nhất trên facebook. Ghé thăm kênh video hướng dẫn kỹ thuật của Yêu Bơi Lội tại đây!

Sưu tầm: swimmingworldmagazine

0765.655.655
0765.655.655